Tổng Quan Về Viễn Thông - Ths.Nguyễn Văn Đát

0
Trong những năm qua, hạ tầng viễn thông đã phát triển nhanh về cả công nghệ và chất lượng cung cấp dịch vụ. Viễn thông đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài với nhiều bước ngoặt trong phát triển công nghệ và phát triển mạng lưới. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, hiện nay có rất nhiều nhà khai thác viễn thông khác nhau với sự đa dạng của công nghệ và cấu hình mạng cũng như các dịch vụ cung cấp.
Để có được cái nhìn tổng quan về viễn thông nói chung, nắm bắt những kiến thức cơ bản về viễn thông và cũng nằm trong chương trình đào tạo của hệ Đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cuốn tài liệu “Tổng quan về viễn thông” được các giảng viên Bộ môn Mạng Viễn thông, Khoa Viễn thông I biên soạn. Tài liệu gồm 6 chương, trình bày những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của viễn thông, các dịch vụ viễn thông, các kỹ thuật cơ bản về truyền dẫn và chuyển mạch trong viễn thông cùng vấn đề báo hiệu và đồng bộ mạng.
Chương 1- Giới thiệu chung: chương này cung cấp cho học viên cách nhìn tổng quan về mạng viễn thông; quá trình phát triển của viễn thông trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai cũng như các khái niệm cơ bản trong viễn thông được đề cập giúp người đọc bước đầu hiểu về viễn thông nói chung và cơ sở để tiếp cận với hệ thống viễn thông phức tạp.
Chương 2- Dịch vụ viễn thông: chương này đề cập đến các vấn đề liên quan đến dịch vụ viễn thông như khái niệm, cách thức phân loại dịch vụ viễn thông, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng, đồng thời giới thiệu về các loại hình dịch vụ viễn thông cơ bản và các dịch vụ mới trên thế giới và ở Việt Nam, nhu cầu và xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông.
Chương 3- Các mạng viễn thông: chương này giới thiệu sự hình thành và phát triển của các mạng viễn thông: các mạng mạng điện thoại, các loại mạng và công nghệ mạng truyền số liệu, mạng máy tính, Internet. Chương này còn giới thiệu những khái niệm căn bản về các phần tử tạo nên mạng viễn thông, về quan điểm phân tầng giao thức và các phương thức chuyển giao thông tin qua các mạng cơ bản.
Chương 4- Các vấn đề truyền dẫn và ghép kênh. Chương 4 trình bày các nội dung liên quan đến truyền dẫn; khái niệm về ghép kênh và các kỹ thuật ghép kênh được sử dụng trong mạng viễn thông.
Chương 5- Các vấn đề về chuyển mạch và định tuyến. Chương này trình bày các khái niệm về chuyển mạch kênh, kỹ thuật chuyển mạch thời gian và không gian, sự kết hợp các kỹ thuật đó trong các hệ thống chuyển mạch; Kỹ thuật chuyển mạch gói, những khái niệm về định tuyến và sự phân loại chúng cũng được đề cập.
Chương 6- Báo hiệu và đồng bộ trong mạng viễn thông: Chương này đưa ra các khái niệm và các kỹ thuật cơ bản về báo hiệu; vai trò và các giải pháp đồng bộ mạng và đồng bộ trong mạng viễn thông Việt Nam (của VNPT).
Ở phần đầu mỗi chương đều có phần giới thiệu về nội dung của chương và chỉ rõ những kiến thức cơ bản học viên cần nắm bắt sau khi học xong chương này. Ngoài ra, để giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, cuối mỗi chương đều có các câu hỏi ôn tập. Các câu hỏi được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm, giúp học viên có thể tự đánh giá nhờ phần hướng dẫn trả lời ở cuối tài liệu. Đây là tài liệu cung cấp cho các học viên hệ đào tạo Đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng cũng như những người đọc muốn tìm hiểu, tiếp cận về viễn thông, một trong những lĩnh vực công nghệ hiện đại và rất phức tạp. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi luôn cố gắng đưa ra những giải thích, ví dụ đơn giản dễ hiểu, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các học viên, bạn đọc thông cảm và cho những góp ý. Những ý kiến đóng góp xin gửi về : Bộ môn Mạng viễn thông- Khoa Viễn thông 1- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông ĐT: 84-34-515484, bomonmangVT1@yahoo.com
Download file: Tại đây

Kỹ Thuật Điện - Ts.Lưu Thế Vinh

2
Chương 1 - Những khái niệm cơ bản về mạch điện
1-Mạch điện và các phần tử mạch
2-Mô hình mạch điện
3-Phân loại và các chế độ làm việc của mạch điện
Chương 2 - Dòng điện xoay chiều hình sin
1-Các đại lượng đặc trưng của dòng điện hình sin
2-Trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều hình sin
3-Biểu diễn dòng điện xoay chiều hình sin
Chương 3 - Các phương pháp phân tích và giải mạch điện
1-Các phép biến đổi tương đương
2-Phương pháp dòng điện nhánh
3-Phương pháp dòng điện vòng
Chương 4 - Mạch điện 3 pha
1-Hệ thống điện 3 pha
2-Phương pháp nối hình sao
3-Phương pháp nối hình tam giác
Chương 5 - Khái niệm chung về máy điện
1-Định nghĩa và phân loại
2-Các định luật điện từ cơ bản dùng trong máy điện
3-Nguyên lý và tính thuận nghịch của máy điện
Chương 6 - Máy biến áp
1-Nguyên lý cấu tạo của máy biến áp
2-Nguyên lý hoạt động
3-Mô hình toán học của máy biến áp
Chương 7 - Máy điện không đồng bộ
1-Khái niệm chung
2-Cấu tạo của máy điện không đồng bộ
3-Dây quấn của máy điện không đồng bộ
4-Từ trường của máy điện không đồng bộ
5-Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ
Chương 8 - Máy điện đồng bộ
1-Các khái niệm chung
2-Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
3-Phản ứng phần ứng của máy phát điện đồng bộ
Chương 9 - Máy điện một chiều
1-Cấu tạo và nguyên lý máy điện một chiều
2-Từ trường và sức điện động của máy điện một chiều
3-Mômen quay và công suất của máy điện một chiều
Download file: Tại đây.

Xử Lý Tín Hiệu và Lọc Số - Pgs.Ts.Nguyễn Quốc Trung

2
 Xử Lý Tín Hiệu và Lọc Số Tập 1 - Pgs.Ts.Nguyễn Quốc Trung 

Lời nói đầu
Chương 1. Tín hiệu và hệ thống rời rạc
- Nhập môn
- Tín hiệu rời rạc
- Các hệ thống tuyến tính bất biến
- Các phương trình sai phân tuyến tính hệ số hằng
- Tương quan của các tín hiệu
Chương 2. Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trong miền Z
- Mở đầu
- Biến đổi Z
- Biến đổi Z ngược
- Tính chất của các biến đổi Z
- Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền Z
Chương 3. Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trong miền tần số liên tục
- Mở đầu
- Biến đổi Fourier của các tín hiệu rời rạc
- So sánh biến đổi Fourier với biến đổi Z
- Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền tần số liên tục
- Lấy mẫu tín hiệu
Chương 4. Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền tần số rời rạc
- Mở đầu
- Biến đổi Fourier rời rạc đối với các tín hiệu tuần hoàn có chu kỳ N
- Biển đổi Fourier rời rạc đối với các dãy không tuần hoàn có chiều dài hữu hạn
Chương 5. Tổng hợp các bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn
- Mở đầu
- Tổng quan
- Các đặc trưng của bộ lọc FIR pha tuyến tính
- Đáp ứng tần số của các bộ lọc FIR pha tuyến tính
- Vị trí điểm không của bộ lọc số FIR pha tuyến tính
- Các phương pháp tổng hợp bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn
- Phương pháp cửa sổ
- Phương pháp lấy mẫu tần số
- Phương pháp lặp
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Download file: Tại đây. 

Xử Lý Tín Hiệu và Lọc Số Tập 2 - Pgs.Ts.Nguyễn Quốc Trung

Lời nói đầu
Chương 6. Tổng hợp các bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài vô hạn
- Mở đầu
- Các tính chất tổng quát của bộ lọc
- Các phương pháp tổng hợp bộ lọc số IIR từ bộ lọc tương tự
- Tổng hợp các bộ lọc tương tự
- Biến đổi tần số
Chương 7. Cấu trúc và độ nhạy của các bộ lọc số
- Mở đầu
- Cấu trúc của bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn
- Cấu trúc của bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài vô hạn
- Độ nhạy
Chương 8. Biểu diễn hệ thống rời rạc trong không gian trạng thái
- Mở đầu
- Phương trình trạng thái
- Phân tích hệ thống trong miền n
- Trị riêng và vector riêng của ma trận
- Chọn vector trạng thái và ma trận chọn T
- Biến đổi Z của phương trình trạng thái và độ ổn định
Chương 9. Lọc số nhiều nhịp
- Mở đầu
- Thay đổi nhịp lấy mẫu
- Bộ lọc biến đổi nhịp lấy mẫu
- Phân hoạch nhiều pha
- Cấu trúc nhiều pha của bộ lọc biến đổi nhịp lấy mẫu
- Một vài ứng dụng của hệ thống lọc số nhiều nhịp
Chương 10. Biến đổi Fourier nhanh
- Mở đầu
- Bản chất của biến đổi Fourier rời rạc
- Biến đổi Fourier nhanh phân thời gian
- Biến đổi Fourier nhanh phân tần số
Chương 11. Biến đổi Hilbert và hệ thống pha tối thiểu
- Biến đổi Hilbert
- Hệ thống pha cực tiểu
- Biến đổi Hilbert đối với dãy phức
Phụ lục Tài liệu tham khảo
Download file: Tại đây.

Lý Thuyết Tín Hiệu - Ths.Lê Xuân Kỳ

0
Nội dung:
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản.
- Tín hiệu.
- Phân loại tín hiệu.
- Biểu diễn giải tích tín hiệu.
Chương 2: Tín hiệu xác định.
- Các thông số đặc trưng.
- Ví dụ về tín hiệu xác định.
- Tín hiệu xác định phức.
- Phân tích tín hiệu ra các thành phần.
- Phân tích tương quan.
- Phân tích phổ.
Chương 3: Phân tích tín hiệu trong miền tần số.
- Biến đổi Fourier
- Phổ của một số tín hiệu thông dụng
- Mật độ phổ
Chương 4: Truyền tín hiệu qua mạch tuyến tính.
- Hệ thống tuyến tính bất biến LTI
- Quan hệ giữa các đặc trưng tín hiệu ngõ vào-ngõ ra
Chương 5: Tín hiệu điều chế.
- Cơ bản về điều chế tín hiệu
- Điều chế tương tự
- Điều chế xung
Download file: Tại đây.

Giáo Trình Lý Thuyết Mạch - Ths.Nguyễn Quốc Dinh

1
Lý thuyết mạch là một trong số các môn cơ sở của kỹ thuật điện tử, viễn thông, tự động hoá, nhằm cung cấp cho sinh viên khả năng nghiên cứu các mạch tương tự, đồng thời nó là cơ sở lý thuyết để phân tích các mạch số. Với ý nghĩa là một môn học nghiên cứu các hệ thống tạo và biến đổi tín hiệu, nội dung cơ sở lý thuyết mạch (basic circuits theory) chủ yếu đi sâu vào các phương pháp biểu diễn, phân tích, tính toán và tổng hợp các hệ thống điện tạo và biến đổi tín hiệu dựa trên mô hình các các thông số & các phần tử hợp thành điển hình. Tập bài giảng này chủ yếu đề cập tới lý thuyết các phương pháp biểu diễn và phân tích mạch kinh điển, dựa trên các loại phần tử mạch tương tự, tuyến tính có thông số tập trung, cụ thể là:
- Các phần tử & mạng hai cực: Hai cực thụ động, có hoặc không có quán tính như phần tử thuần trở, thuần dung, thuần cảm và các mạch cộng hưởng; hai cực tích cực như các nguồn điện áp & nguồn dòng điện lý tưởng.
-Các phần tử & mạng bốn cực: Bốn cực tương hỗ thụ động chứa RLC hoặc biến áp lý tưởng; bốn cực tích cực như các nguồn phụ thuộc (nguồn có điều khiển), transistor, mạch khuếch đại thuật toán...
Công cụ nghiên cứu lý thuyết mạch là những công cụ toán học như phương trình vi phân, phương trình ma trận, phép biến đổi Laplace, biến đổi Fourier... Các công cụ, khái niệm & định luật vật lý.
Mỗi chương của tập bài giảng này gồm bốn phần: Phần giới thiệu nêu các vấn đề chủ yếu của chương, phần nội dung đề cập một cách chi tiết các vấn đề đó cùng với các thí dụ minh họa, phần tổng hợp nội dung hệ thống hóa những điểm chủ yếu, và phần cuối cùng đưa ra các câu hỏi và bài tập rèn luyện kỹ năng.
Chương I: đề cập đến các khái niệm, các thông số cơ bản của lý thuyết mạch, đồng thời giúp sinh viên có một cách nhìn tổng quan những vấn đề mà môn học này quan tâm.
Chương II: nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông số trạng thái của mạch điện, các định luật và các phương pháp cơ bản phân tích mạch điện.
Chương III: đi sâu vào nghiên cứu phương pháp phân tích các quá trình quá độ trong mạch.
Chương IV: trình bày các cách biểu diễn hàm mạch và phương pháp vẽ đặc tuyến tần số của hàm mạch.
Chương V: đề cập tới lý thuyết mạng bốn cực và ứng dụng trong nghiên cứu một số hệ thống.
Cuối cùng là một số phụ lục, các thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham khảo cho công việc biên soạn.
Download file: Tại đây.

Giáo trình Điện Hóa Lý Thuyết - Ths.Lê Ngọc Trung

0
I. Mục đích:
Môn học này nhằm cung cung cấp cấp cho sinh viên năm thứ 4 ngành công nghệ điện hóa và ăn mòn bảo vệ kim loại kiến thức cơ bản để đi sâu tìm hiểu các môn học chuyên ngành.
II. Nội dung:
Chương 1: Lớp điện tích kép
Chương 2: Động học các quá trình điện cực
Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu động học quá trình điện cực
Chương 4: Động học các quá trình điện cực thường gặp
Chương 5: Một số các quá trình điện cực đặc biệt.
III. Tài liệu tham khảo:
1/ Trương Ngọc Liên; “Lý thuyết điện hóa”; ĐHBK Hà Nội, 1982.
2/ Trương Ngọc Liên; “Lý thuyết điện hóa”; NXB KH&KT, 2000.
3/Christopher M.A Brett; “Electrochemistry. Principles, methods and applications”; Oxford University Press, 1994.
4/ H.R Thirsk, J.A. Harrison; “ A guide to study of electrode kinetics”; Academic Press. London and New York, 1972.
Download file: Tại đây.

Máy điện - Nguyễn Thị Thu Hường

0
Máy điện là một khái niệm để chỉ các loại máy dùng điện là nguồn hay tạo ra năng lượng điện, hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi năng lượng, cơ năng thành điện năng và ngược lại. Bên cạnh đó, máy điện còn có nhiệm vụ chuyển giao, biến đổi năng lượng điện, ví dụ từ điện một chiều sang điện xoay chiều, hay điện cao thế sang hạ thế và ngược lại. Mỗi quá trình chuyển đổi luôn gắn liền với sự hao tổn năng lượng, đặc biệt ở máy điện, sự hao tổn năng lượng là rất nhỏ, nếu so sánh với các loại máy khác. Máy điện có thể cho 1 hiệu suất tới 0,99 (99 %). Ngày nay máy điện được dùng trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật, như trong công nghiệp, giao thông vận tải, y học, ... với công suất từ vài mili watt (mW) cho đến giga watt (GW).
Nguyên tắc hoạt động: Máy điện hoạt động dựa trên các hiện tượng vật lí: Từ trường quay - Lực Lorentz - Cảm ứng điện
Cấu tạo chung: Cấu tạo cơ bản của máy điện gồm các phần chính: Cuộn dây quấn - Lõi sắt dẫn từ - Phần cách điện - Cấu trúc cơ học

Download file: Tại Đây.

Kỹ Thuật Thông Tin Quang

0
Kỹ Thuật Thông Tin Quang 1 - Ts.Lê Quốc Cường 

Kỹ thuật thông tin quang ngày càng sử dụng rộng rãi trong viễn thông, truyền số liệu, truyền hình cáp, … Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu sự ra đời và phát triển của thông tin quang, cấu trúc tổng quát của hệ thống thông tin quang, các ưu điểm và nhược điểm của cáp sợi quang, và các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin sợi quang.
Việc thông tin liên lạc bằng ánh sáng đã sớm xuất hiện trong sự phát triển loài người khi con người trước đó đã liên lạc với nhau bằng cách ra dấu (Hand signal). Liên lạc bằng cách ra dấu cũng là một dạng của thông tin quang: bởi vì không thể ra dấu trong bóng tối. Ban ngày, mặt trời là nguồn ánh sáng cho hệ thống này (hệ thống “Hand signal”). Thông tin được mang từ người gởi đến người nhận dựa vào sự bức xạ mặt trời. Mắt là thiết bị thu thông điệp này, và bộ não xử lý thông điệp này. Thông tin truyền theo kiểu này rất chậm, khoảng cách lan truyền có giới hạn, và lỗi rất lớn. Một hệ thống quang sau đó, có thể có đường truyền dài hơn, là tín hiệu khói (Smoke signal). Thông điệp được gởi đi bằng cách thay đổi dạng khói phát ra từ lửa. Mẫu khói này một lần nữa được mang đến phía thu bằng ánh sáng mặt trời. Hệ thống này đòi hỏi một phương pháp mã hóa phải được đặt ra, mà người gởi và người thu thông điệp phải được học nó. Điều này có thể có thể so sánh với hệ thống mã xung (pulse codes) sử dụng trong hệ thống số (digital system) hiện đại.
Nội dung giáo trình:
Chương 1 : Tổng quan về kỹ thuật thông tin quang
Chương 2 : Sợi quang
Chương 3 : Bộ phát quang
Chương 4 : Bộ thu quang
Chương 5 : Hệ thống thông tin quang
 Download file: Tại đây. 
  
  Kỹ Thuật Thông Tin Quang 2 - Ths.Đỗ Văn Việt Em
Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin. Sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ thông tin, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của Internet và World Wide Web làm gia tăng không ngừng nhu cầu về dung lượng mạng. Ðiều này đòi hỏi phải xây dựng và phát triển các mạng quang mới dung lượng cao. Công nghệ ghép kênh theo bước sóng quang (DWDM) là một giải pháp hoàn hảo cho phép tận dụng hữu hiệu băng thông rộng lớn của sợi quang, nâng cao rõ rệt dung lượng truyền dẫn đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Sự phát triển của hệ thống WDM cùng với công nghệ chuyển mạch quang sẽ tạo nên một mạng thông tin thế hệ mới-mạng thông tin toàn quang. Trong mạng toàn quang này, giao thức IP- giao thức chuẩn cho mạng viễn thông thế hệ sau (NGN) sẽ được tích hợp với WDM. Sự tích hợp này sẽ tạo ra một kết cấu mạng trực tiếp nhất, đơn giản nhất, kinh tế nhất rất thích hợp sử dụng cho cả mạng đường trục và mạng đô thị.
Cấu trúc của Bài giảng bao gồm bốn chương:
Chương I: Hệ thống thông tin quang WDM. Chương này trình bày các nguyên lý cơ bản của DWDM, khảo sát chi tiết các hiện tượng phi tuyến ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống WDM, và các linh kiện được sử dụng cho hệ thống WDM.
Chương II: Khuếch đại quang. Chương này tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các loại khuếch đại quang, tính năng và các ứng dụng của chúng trong mạng truyền dẫn quang.
Chương III: Truyền tải IP/WDM. Chương này nghiên cứu về xu hướng tích hợp IP trên WDM, đặc biệt quan tâm đến vấn đề định tuyến và gán bước sóng trong mạng WDM.
Chương IV: Hệ thống thông tin quang Coherent. Chương này tìm hiểu các nguyên lý cơ bản của hệ thống coherent, những ưu điểm của nó so với hệ thống IM/DD và triển vọng của công nghệ này trong tương lai.
Bài giảng được biên soạn nhằm phục vụ cho các lớp thuộc hệ Đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ngoài ra Bài giảng cũng có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên và kỹ sư chuyên ngành viễn thông. Do khuôn khổ giới hạn cũng như tính ứng dụng thực tế của tài liệu, các mô hình toán học được trình bày trong Bài giảng này đôi khi chỉ là các kết qủa cuối cùng và được giải thích, minh họa bằng các ý nghĩa vật lý cụ thể. Ðể hiểu thêm về việc dẫn xuất và chứng minh các kết quả này, bạn đọc có thể đọc thêm các tài liệu tham khảo. Do tính chất phức tạp cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, Bài giảng “Hệ thống thông tin quang II” không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các ý kiến đóng góp của các bạn đọc để hoàn thiện hơn Bài giảng này.
Download file: Tại đây.


Kỹ Thuật Chuyển Mạch Số - Ks.Nguyễn Văn Điềm

0
Giới thiệu về nội dung:
Kỹ thuật viễn thông là một ngành đã phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong ngành viễn thông, lĩnh vực tổng đài là một lĩnh vực rất được quan tâm.Giáo Trình Kỹ Thuật Chuyển Mạch Số được biên soạn nhằm giúp cho các cán bộ kỹ thuật viễn thông tiếp cận được với chuyên ngành. 
Giáo trình gồm 9 chương:
Chương 1: Tổng quan về mạng viễn thông.
Chương 2: Trường chuyển mạch số.
Chương 3: Chuyển mạch gói.
Chương 4: Chuyển mạch ATM.
Chương 5: Giới thiệu tổng đài SPC.
Chương 6: Kết cuối tổng đài SPC.
Chương 7: Báo hiệu trong tổng đài điện tử số.
Chương 8: Chương trình xử lý cuộc gọi.
Chương 9: Phần mềm hệ thống.

Giáo trình có thể dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh trung cấp, sinh viên hệ cao đẳng các ngành kỹ thuật viễn thông.
Xin trân trọng giới thiệu. 
Download file: Tại đây.

Linh kiện điện tử

0
Linh kiện điện tử là kiến thức bước đầu và căn bản của ngành điện tử. Giáo trình được biên soạn từ các bài giảng của tác giả trong nhiều năm qua tại Khoa Công Nghệ và Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại học Cần Thơ và các Trung Tâm Giáo dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long sau quá trình sửa chữa và cập nhật. Giáo trình chủ yếu dùng cho sinh viên chuyên ngành Điện Tử Viễn Thông và Tự Động Hóa. Các sinh viên khối Kỹ thuật và những ai ham thích điện tử cũng tìm thấy ở đây nhiều điều bổ ích. Giáo trình bao gồm 9 chương:
Từ chương 1 đến chương 3: Nhắc lại một số kiến thức căn bản về vật lý vi mô, các mức năng lượng và dải năng lượng trong cấu trúc của kim loại và chất bán dẫn điện và dùng nó như chìa khóa để khảo sát các linh kiện điện tử. Từ chương 4 đến chương 8: Đây là đối tượng chính của giáo trình. Trong các chương này, ta khảo sát cấu tạo, cơ chế hoạt động và các đặc tính chủ yếu của các linh kiện điện tử thông dụng. Các linh kiện quá đặc biệt và ít thông dụng được giới thiệu ngắn gọn mà không đi vào phân giải. Chương 9: Giới thiệu sự hình thành và phát triển của vi mạch.
Người viết chân thành cảm ơn anh Nguyễn Trung Lập, Giảng viên chính của Bộ môn Viễn Thông và Tự Động Hóa, Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại học Cần Thơ đã đọc kỹ bản thảo và cho nhiều ý kiến quý báu. 
Download file: Tại đây.

Giáo trình Khí cụ điện - Phạm Văn Chởi | Bùi Tín Hữu

3
Tài liệu hay cho sinh viên học Điên _ Điện Tử, Cơ khí...
Nội dung:
Lời mở đầu
Phần 1: Lý thuyết cơ bản của khí cụ điện
Chương 1: Phát nóng khí cụ điện
Chương 2: Tiếp xúc điện - hồ quang
Phần 2: Kết cấu, tính toán lựa chọn sử dụng khí cụ điện hạ áp.
Chương 3: Khí cụ điện đóng ngắt - bảo vệ mạch điện
Chương 4: Khí cụ điện điều khiển bằng tay
Chương 5: Khí cụ điện điều khiển mạch điện
Phần 3: Giới thiệu đặc tính, kết cấu khí cụ điện cao áp
Chương 6: Khí cụ điện cao áp
Phần 4: Một số sơ đồ cơ bản về nguyên lý điều khiển, vận hành
Chương 7: Một số sơ đồ căn bản về nguyên lý điều khiển, vận hành động cơ.
Tài liệu tham khảo

Download file: Tại đây.

Sách hướng dẫn học tập Xử lý tín hiệu số - Ths.Đặng Hoài Bắc

0
Xử lý tín hiệu số (DSP: Digital Signal Processing) là môn học đề cập đến các phép xử lý các dãy số để có được các thông tin cần thiết như phân tích, tổng hợp mã hoá, biến đổi tín hiệu sang dạng mới phù hợp với hệ thống. So với xử lý tín hiệu tương tự, xử lý tin hiệu số có nhiều ưu điểm như :
- Độ chính xác cao, sao chép trung thực, tin cậy.
- Tính bền vững: không chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ hay thời gian
- Linh hoạt và mềm dẻo: thay đổi phần mềm có thể thay đổi các tính năng phần cứng.
- Thời gian thiết kế nhanh, các chip DSP ngày càng hoàn thiện và có độ tích hợp cao.
Trong môn học Xử lý số tín hiệu, những nội dung chính được đề cập bao gồm các khái niệm về tín hiệu và hệ thống, các phép biến đổi cơ bản dùng trong xử lý tín hiệu số như biến đổi z, biến đổi Fourier, biến đổi FFT, các phương pháp tổng hợp bộ lọc FIR, IIR và cấu trúc bộ lọc. Tài liệu này được biên soạn phục vụ mục đích hướng dẫn học tập cho sinh viên Đại học hệ Đào tạo từ xa ngành Điện tử Viễn thông và Công nghệ thông tin trong môn học “ Xử lý tín hiệu số” với chủ trương ngắn gọn, nhiều ví dụ, dễ hiểu. Nội dung tài liệu dựa trên giáo trình “Xử lý tín hiệu và lọc số” của tác giả Nguyễn Quốc Trung và một số tài liệu khác chia thành 9 chương:
Chương 1. Biểu diễn tín hiệu và hệ thống trong miền thời gian rời rạc n
Chương 2. Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền Z
Chương 3. Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền tần số liên tục
Chương 4. Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền tần số rời rạc
Chương 5. Tổng hợp bộ lọc số có đáp ứng xung có chiều dài vô hạn FIR
Chương 6. Thiết kế bộ lọc số có đáp ứng xung có chiều dài vô hạn IIR
Chương 7. Biến đổi Fourier nhanh - FFT
Chương 8. Cấu trúc bộ lọc số
Chương 9. Lọc số nhiều nhịp
Download file: Tại đây.

Giáo trình Máy điện

0
Giáo trình Máy điện 1 - Bùi Tấn Lợi

Máy điện nghiên cứu những ứng dụng của các hiện tượng điện từ nhằm biến đổi năng lượng. Máy điện là phần tử quan trọng nhất của bất kỳ thiết bị điện năng nào. Nó được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, các hệ điều khiển và tự động điều chỉnh, khống chế. Điện năng được sử dụng rộng rãi trong mọi lãnh vực vì các ưu điểm sau:
• Điện năng được sản xuất tập trung với nguồn công suất lớn.
• Điện năng có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao.
• Điện năng dễ dàng biến đổi thành các các dạng năng lượng khác.
• Nhờ điện năng có thể tự động hoá mọi quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Điện năng tuy được phát hiện chậm hơn các năng lượng khác, nhưng với việc phát hiện và sử dụng điện năng đã thúc đẩy cách mạng khoa học công nghệ tiến như vũ bão sang kỹ nguyên điện khí hoá và tự động hoá. Vào cuối thế kỷ 19, ngành kỹ thuật điện tử ra đời và giữa thế kỷ 20 chế tạo được linh kiện điện tử công suất có điều khiển, từ dó điện tử công suất phát triễn đã thúc đẩy và làm thay đổi tận gốc rễ lãnh vực kỹ thuật điện. Kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử hoà nhập phát triễn, cùng với công nghệ thông tin đã đưa nền sản xuất xã hội sang giai đoạn kinh tế tri thức. Máy điện cũng không đứng ngoài sự phát triễn đấy. Giáo trình Máy điện I này gồm ba phần :
Phần I cung cấp các kiến thức về máy biến áp.
Phần II cung cấp các kiến thức chung về máy điện xoay chiều.
Phần III cung cấp các kiến thức nguyên lý, cấu tạo, đặc tính và ứng dụng của máy điện không đồng bộ.

Giáo trình Máy điện I được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở nhóm chuyên môn Điện Công Nghiệp - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng và tham khảo giáo trình của các trường bạn. Đây là giáo trình đưa lên mạng nhằm giúp cho sinh viên chuyên ngành điện làm tài liệu tham khảo và học tập. Do trình độ có hạn, giáo trình Máy điện I không tránh khỏi thiếu sót, xin hoan nghênh mọi sự góp ý của bạn đọc. Các ý kiến đóng góp xin gởi về tác giả ở nhóm chuyên môn Điện Công Nghiệp - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng.
Download file: Tại Đây.

Giáo trình Máy điện 2 - Nguyễn Xuân Hòa

Máy điện nghiên cứu những ứng dụng của các hiện tượng điện từ nhằm biến đổi năng lượng. Máy điện là phần tử quan trọng nhất của bất kỳ thiết bị điện năng nào. Nó được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, các hệ điều khiển và tự động điều chỉnh, khống chế. Điện năng được sử dụng rộng rãi trong mọi lãnh vực vì các ưu điểm sau:
• Điện năng được sản xuất tập trung với nguồn công suất lớn.
• Điện năng có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao.
• Điện năng dễ dàng biến đổi thành các các dạng năng lượng khác.
• Nhờ điện năng có thể tự động hoá mọi quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Điện năng tuy được phát hiện chậm hơn các năng lượng khác, nhưng với việc phát hiện và sử dụng điện năng đã thúc đẩy cách mạng khoa học công nghệ tiến như vũ bão sang kỹ nguyên điện khí hoá và tự động hoá. Vào cuối thế kỷ 19, ngành kỹ thuật điện tử ra đời và giữa thế kỷ 20 chế tạo được linh kiện điện tử công suất có điều khiển, từ dó điện tử công suất phát triễn đã thúc đẩy và làm thay đổi tận gốc rễ lãnh vực kỹ thuật điện. Kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử hoà nhập phát triễn, cùng với công nghệ thông tin đã đưa nền sản xuất xã hội sang giai đoạn kinh tế tri thức. Máy điện cũng không đứng ngoài sự phát triễn đấy. Giáo trình Máy điện II này gồm hai phần :
Phần IV Máy điện đồng bộ
Phần V Máy điện một chiều

Giáo trình Máy điện II được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở nhóm chuyên môn Điện Công Nghiệp - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng và tham khảo giáo trình của các trường bạn. Đây là giáo trình đưa lên mạng nhằm giúp cho sinh viên chuyên ngành điện làm tài liệu tham khảo và học tập. Do trình độ có hạn, giáo trình Máy điện I không tránh khỏi thiếu sót, xin hoan nghênh mọi sự góp ý của bạn đọc. Các ý kiến đóng góp xin gởi về tác giả ở nhóm chuyên môn Điện Công Nghiệp - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng.

 Download file: Tại Đây.

Kỹ thuật nhiệt điện - Phan Quang Xưng | Hoàng Ngọc Đồng

0
Quyển Giáo trình "Kỹ thuật nhiệt điện" này được biên soạn theo đề cương chi tiết đã được duyệt, dùng cho sinh viên khoa Điện hệ chính qui, tại chức các trường Đại học Kĩ thuật. Giáo trình này cũng có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên các ngành kĩ thuật hệ cao đẳng hoặc làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kĩ thuật các ngành Nhiệt và các ngành có liên quan. 
Nội dung giáo trình gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về các loại nhà máy điện.
Phần thứ hai là Thiết bị lò hơi. Phần này gồm 5 chương, trong đó trình bày các khái niệm chung về nhà máy điện, nguyên lý làm việc và đặc điểm cấu tạo của các bộ phận lò hơi .
Phần thứ ba là Tua bin hơi hơi và khí.
Phần này gồm 4 chương, trong đó trình bày nguyên lý làm việc của Tua bin hơi và tuốc bin khí, các loại tua bin để sản xuất điện năng và nhiệt năng và đặc điểm cấu tạo các bộ phận của Tua bin. Phần thứ t− là nhà máy điện. Phần này gồm 2 chương, trong đó trình bày các khái niệm chung về nhà máy điện, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và các thiết bị phụ của nhà máy điện.
TS. Hoàng Ngọc Đồng biên soạn các chương: 1, 2, 3, 4, 5 và 10. PGS.TSKH. Phan Quang Xưng biên soạn các chương 6, 7, 8, 9,và 11. Các tác giả mong được tiếp nhận và cảm ơn các ý kiến góp ý về nội dung và hình thức của quyển giáo trình này. Th− góp ý gửi về theo địa chỉ: Khoa Công nghệ nhiệt - Điện lạnh, Trường Đại học Kĩ thuật-Đại học Đà Nẵng, Hòa Khánh-Liên Chiểu TP. Đà Nẵng.
Download file: Tại Đây.

Bài giảng Kỹ thuật siêu cao tần - Ts.Nguyễn Văn Cường

0
Nội dung:
Chương 1: Giới Thiệu
1. Khái niệm, quy ước các dải tần số sóng điện từ
2. Mô hình thông số tập trung và thông số phân bố.
3. Lịch sử và ứng dụng
Chương 2: Lya Thuyết Đường Dây Truyền Sóng.
2.1 Mô hình mạch các phần tử tập trung cho đường dây truyền sóng
2.2 Phân tích trường trên đường dây
2.3 Đường truyền không tổn hao có tải kết cuối
2.4 Giản đồ Smith
2.5 Bộ biến đổi ¼ bước sóng
2.6 Nguồn và tải không phối hợp trở kháng
2.7 Đường truyền tổn hao
Chương 3: Mạng Siêu Cao Tần
3.1 Trở kháng, điện áp và dòng tương đương
3.2 Ma trận trở kháng và ma trận dẫn nạp
3.3 Ma trận tán xạ
3.4 Ma trận truyền (ABCD)
3.5 Đồ thị dòng tín hiệu
Chương 4: Phối Hợp Trở Kháng Và Điều Chỉnh
4.2 Phối hợp trở kháng dùng các phần tử tập trung (mạng L)
4.3 Phối hợp trở kháng dùng dây chêm
4.4 Bộ ghép ¼ bước sóng
4.5 Lý thuyết phản xạ nhỏ
4.6 Bộ phối hợp trở kháng đa đoạn dạng nhị thức
4.7 Bộ ghép dải rộng và tiêu chuẩn Bode – Fano
Chương 5: Chia Công Suất & Ghép Định Hướng
5.2 Các đặc trưng cơ bản
5.3 Bộ chia công suất hình T
5.4 Bộ chia công suất Wilkinson
5.5 Ghép định hướng ống dẫn sóng
5.6 Các bộ lai (ghép hỗn tạp)
Chương 6: Các Bộ Lọc Siêu Cao Tần
6.2 Các cấu trúc tuần hoàn
6.3 Thiết kế bộ lọc dùng phương pháp thông số ảnh
6.4 Thiết kế bộ lọc dùng phương pháp tổn hao chèn
6.5 Thiết kế bộ lọc SCT
6.6 Một số loại bộ lọc thường gặp

Download file: Tại Đây.

Phương pháp đọc hiểu nhanh tài liệu, sách báo

0
Làm thế nào để trong vòng 1 tuần bạn phải ngốn hết 400 trang Tiếng Anh về Computer. Không chỉ là đọc hiểu mà còn phải học thuộc để làm bài thi nữa. Tôi sẽ chia xẻ với bạn một số kinh nghiệm mà Tôi có được


Đọc sách nhanh giúp bạn có thêm nhiều lợi thế


1. Trước hết bạn nên lướt qua bài đọc xem nó có bao nhiêu mục và đọc kỹ cái tiêu đề.
- Nếu bài đọc có phần summary thì bạn nên đọc trước để có ý tưởng cơ bản về những gì mà mình phải cần đọc. Trong suốt thời gian đọc sau đó bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì mà tác giả đã ghi trong phần summary. Bởi vì đó là những điều quan trọng nhất.(Trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng)
- Gấp sách lại và tự hỏi ý tác giả muốn nói gì trong bài viết của mình.

2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ làm bạn rất mất thời gian.

- Bạn có cần phải dịch ra Tiếng Việt trong khi đọc không? Câu trả lời là không nên. Bởi vì nó sẽ tạo cho bạn một tiền lệ rất xấu. Tuy nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm trong việc đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài thì điều này là cần thiết. Nhưng thời gian sau bạn sẽ phải thay đổi.
- Nếu trong thời gian đọc nếu gặp 1 từ nào đó bạn không hiểu nghĩa. Bạn không cần dừng lại để tra từ điển vì như thế bạn sẽ quên hết những gì mà bạn đã đọc được trước đó. Cố gắng dựa vào nội dung của nguyên câu để suy ra nghĩa của từ mới.
- Sau khi đọc xong đoạn đó. Hãy ghi lại nghĩa của từ mà bạn chưa biết và cố gắng học thuộc để lần sau nếu gặp lại thì bạn sễ không cần phải tra tử điển

3. Đọc theo ý.
Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghia

4. Không nên đọc một câu nhiều lần.

Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất

5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc.
Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.

Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách

Để trở thành nhà quản trị thành công

0
Một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính dồi dào, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân sự. Chính phương thức quản trị nhân sự sẽ tạo ra bộ mặt, bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng, u ám trong công ty.

Bầu không khí sinh hoạt trong công ty sẽ quyết định sự thành đạt. Không thể phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác như quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị hành chính, kế toán,… nhưng rõ ràng quản trị nhân sự đóng vai trò rất quan trong trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân viên của mình.

Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức,… Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật - nghệ thuật quản trị con người.

Công việc quản trị không hề dễ dàng khiến cho vai trò của nhà quản trị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị giỏi cần biết phân tích và nắm vững các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản trị nhân sự.
Muốn lãnh đạo nhân viên thành công, muốn nhân viên an tâm nhiệt tình công tác, nhà quản trị phải có những bí quyết riêng. Nghệ thuật quản lý nhân sự dựa trên ba bí quyết đơn giản nhưng rất hiệu quả nhằm tăng năng suất làm việc của nhân viên, tăng lợi nhuận và sự thoả mãn của khách hàng.

Nhân viên làm việc năng suất hơn nếu như họ biết bạn muốn họ làm cái gì, họ được khen ngợi khi làm đúng và bị khiển trách rõ ràng nếu làm việc không tốt, nhưng nhân cách của họ cũng phải được tôn trọng. Những nhà quản trị nhân sự áp dụng những bí quyết này ít bị căng thẳng và dễ đạt được thành công.

1. Xác định mục tiêu

Đây là nền tảng cho mọi thứ khác. Nếu mục tiêu không rõ ràng, thì không thể đánh giá được thành quả công việc của nhân viên. Trong hầu hết các công ty, nhân viên và ban giám đốc có hai mục tiêu khác biệt nhau.
Nếu như ban lãnh đạo và nhân viên không thông tin cho nhau để tìm ra một số mục tiêu chung mà hai bên đều nhất trí, thì sẽ chẳng có bên nào thoả mãn, thậm chí lại gây phiền toái cho nhau.
Nếu như bạn hỏi các nhân viên là họ có làm việc tốt hay không, thì câu trả lời thông thường nhất sẽ là: “Gần đây, tôi chưa hề bị sếp khiến trách” hoặc “không ai nói động gì tới tôi là tốt rồi”. Để tránh cho nhân viên có thái độ tiêu cực này, bạn phải xác định được mục tiêu rõ ràng. Các nhà quản trị nhân sự khôn khéo nên cho nhân viên biết ngay từ đầu là họ phải làm cái gì.
Để hoàn tất quá trình này, hãy viết các mục tiêu trên một mảnh giấy nhỏ, không quá 250 từ. Tại sao phải viết ra giấy? Để nhân viên và ban lãnh đạo có thể đọc được hàng ngày, xem hành vi của mình có phù hợp với mục tiêu hay không.

2. Khen ngợi

Nhà quản trị nhân sự khôn khéo áp dụng kỹ thuật khen ngợi gồm ba phần cơ bản:
* Khen ngay lập tức - luôn luôn khen nhân viên đúng lúc họ làm tốt. Đừng để dành lời khen đó.
* Khen cụ thể - ai cũng muốn được đối xử tốt nhưng người ta cảm thấy thích nhất khi được nói chính xác là đã làm tốt cái gì.
* Chia sẻ tình cảm – hãy phát biểu cảm nhận của mình – không phải là những gì bạn nghĩ mà là những gì bạn cảm thấy. Tình cảm là yếu tố thân mật hơn những ý nghĩ trong mối quan hệ con người.
Khi mà họ bắt đầu hiểu và thực hiện được gần đúng công việc, hãy khen ngợi nhân viên ngay lúc đầu. Đừng chờ đến khi nhân viên làm thật đúng rồi mới khen. Những việc làm gần đúng sẽ tạo nên một việc làm thật đúng.
Ngoài ra, đừng bao giờ khiển trách hoặc phạt nhân viên khi họ đang tìm tòi, học hỏi cách làm tốt công việc. Khiển trách họ vào lúc đó sẽ làm cho họ chán nản muốn trả đũa và thậm chí làm họ muốn thoát lui.

3. Khiển trách

Sửa chữa những điều sai trái của nhân viên để tạo nên những kết quả tích cực. Có bốn quy tắc để khiển trách hiệu quả:
* Khiển trách ngay: khiển trách ngay khi nhân viên làm sai. Đừng gom các lời khiển trách đó lại rồi “làm một lượt”. Nếu không thì khi khiển trách nhân viên chính bạn có thể sẽ nổi khùng.
* Khiển trách cụ thể: đừng nói chung chung “Anh làm tôi muốn khùng lên…” và khi người bị khiển trách hỏi tại sao thì nhà quản trị nhân sự giỏi luôn nói rõ nguyên nhân để họ có thể sửa đổi.
* Chia sẻ tình cảm: một khi bạn đã giải thích người ta làm sai cái gì thì hãy giải thích bạn cảm thấy thế nào về điều đó - giận, khó chịu, thất vọng hay một cảm giác khác.
* Nói cho người ta biết họ tốt thế nào: giai đoạn cuối có lẽ quan trọng nhất. Hãy chấm dứt lời khiển trách bằng cách nói với nhân viên rằng thái độ mà bạn đang phê phán không phải là thái độ mà bạn thường thấy ở họ và lại càng không phải thái độ mà bạn mong muốn trong tương lai. Hành vi sai trái đó chỉ là hiện tượng nhất thời. Về bản chất, họ là những nhân viên tốt. Có như thế, bạn mới có thể hướng sự chú ý của người bị khiển trách vào những điều họ đã làm sai, chứ không chú ý vào cách bạn đã đối xử với người đó như thế nào.
Trong quá trình công tác, chắc hẳn không có một cấp quản trị nào lại thuận buồm xuôi gió chèo lái nhân viên của mình trong sóng biển yên lặng. Mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau, mâu thuẫn giữa các nhân viên với cấp quản trị, mâu thuẫn giữa nhân viên với chính sách của công ty,.. có thể thường xuyên xuất hiện.
Nhà quản trị phải khôn ngoan, khéo léo giải quyết các vấn đề một cách khoa học nhưng nên uyển chuyển, tránh để xảy ra các cuộc xô xát, đình công hay bãi công. Và tốt nhất vẫn là nhà quản trị biết giao tế nhân sự giỏi, biết thu phục và biết động viên nhân viên để họ làm việc một cách hăng hái, đưa công ty đến đỉnh thành công.

Giáo trình Bài giảng Kỹ thuật điện tử - Trần Tiến Phúc

0
Kỹ thuật điện tử và tin học là một ngành mũi nhọn mới phát triển. Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (so với các ngành khoa học khác), từ khi ra đời tranzito (1948), nó đã có những tiến bộ nhảy vọt, mang lại nhiều thay đối lớn và sâu sắc trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống, dần trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất của cách mạng kỹ thuật trình độ cao (mà điểm trung tâm là tự động hóa từng phần hoặc hoàn toàn, tin học hoá, phương pháp công nghệ và vật liệu mới). Để bước đầu làm quen với những vấn đề cơ bản nhất của ngành mang ý nghĩa đại cương, chương mở đầu sẽ đề cập tới các khái niệm cơ sở nhập môn và giới thiệu cấu trúc các hệ thống điện tử điển hình.

Nội dung giáo trình:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Kỹ thuật tương tự
Chương 3: Kỹ thuật xung-số

Download file: Tại đây.

Giáo trình Vi điều khiển - Ths.Phạm Hùng Kim Khánh

0
Họ vi điều khiển MCS-51 do Intel sản xuất đầu tiên vào năm 1980 là các IC thiết kế cho các ứng dụng hướng điều khiển. Các IC này chính là một hệ thống vi xử lý hoàn chỉnh bao gồm các các thành phần của hệ vi xử lý: CPU, bộ nhớ, các mạch giao tiếp, điều khiển ngắt. MCS-51 là họ vi điều khiển sử dụng cơ chế CISC (Complex Instruction Set Computer), có độ dài và thời gian thực thi của các lệnh khác nhau. Tập lệnh cung cấp cho MCS-51 có các lệnh dùng cho điều khiển xuất / nhập tác động đến từng bit. MCS-51 bao gồm nhiều vi điều khiển khác nhau, bộ vi điều khiển đầu tiên là 8051 có 4KB ROM, 128 byte RAM và 8031, không có ROM nội, phải sử dụng bộ nhớ ngoài. Sau này, các nhà sản xuất khác như Siemens, Fujitsu, … cũng được cấp phép làm nhà cung cấp thứ hai. MCS-51 bao gồm nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản sau tăng thêm một số thanh ghi điều khiển hoạt động của MCS-51.
Giáo trình Vi điều khiển được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về họ vi điều khiển MCS-51, cách thức lập trình điều khiển, nạp chương trình và thiết kế phần cứng điều khiển thiết bị. Giáo trình được sử dụng cho khóa học 45 tiết dành cho sinh viên hệ đại học Khoa Điện Điện tử trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. Bố cục giáo trình gồm 4 chương dựa theo đề cương môn học Kỹ thuật Vi điều khiển dành cho sinh viên ngành Điện Tử Viễn Thông:
Chương 1. Tổng quan về họ vi điều khiển MCS-51
Chương 2. Lập trình hợp ngữ
Chương 3. Các hoạt động của họ vi điều khiển MCS-51
Chương 4. Các ứng dụng
Phụ lục 1: Tóm tắt tập lệnh
Phụ lục 2: Mô tả tập lệnh

Download file: Tại đây.

Thực hành điện tử tương tự - Ks.Nguyễn Phúc Ấn

1
Tài liệu giành cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin.

Nội dung gồm 10 bài:
Bài1: đo và đọc trị số của linh kiện
Bài2: vẽ đặc tuyến diode
Bài3: mạch chỉnh lưu
Bài4: mạch ứng dụng của diode
Bài5 : vẽ đặc tuyến bjt
Bài6 : mạch ứng dụng bjt ngắt _ dẫn
Bài7 : mạch ổn áp
Bài8 : mạch khuếch đại dùng bjt
Bài9 : mạch dao động đa hài
Bài10: mạch dao động sóng hình sin

Download file: Tại đây.

120 Sơ đồ mạch điện tử thực dụng cho chuyên viên điện tử

2
Nội dung cuốn sách 120 sơ đồ mạch điện tử thực dụng cho chuyên viên điện tử trình bày hệ thống 120 mạch điện thường gặp nhất trong ngành điện tử.Sách gồm 4 chương: Đáp tuyến hoàn chỉnh của các mạch có hai thành phần lưu trữ năng lượng, Phân tích trạng thái ổn định hình sin, Công suất ở trạng thái ổn định của dòng điện xoay chiều, Các mạch điện ba pha.

Chương I: Đáp tuyến hoàn chỉnh của các mạch có hai thành phần lưu trữ năng lượng
Giới thiệu chung
Các giao tiếp và các hệ thống công suất
Phương trình vi phân dành cho các mạch có hai thành phần lưu trữ năng lượng
Nghiệm của phương trình vi phân bậc hai - đáp tuyến tự nhiên
Đáp tuyến tự nhiên của mạch RLC mắc song song không bắt buộc
Đáp tuyến tự nhiên của mạch RLC mắc song song bắt buộc bị giảm quá chậm
Đáp tuyến bắt buộc của mạch RLC
Đáp tuyến hoàn chỉnh của một mạch RLC
Phương pháp biến trạng thái đối với sự phân tích mạch
Các nghiệm trong mạch phẳng phức tạp
Ví dụ xác minh
Tóm tắt
Các bài tập
Các bài tập Pspice
Các bài tập xác minh
Bài tập thiết kế
Chương II: Phân tích trạng thái ổn định hình sin
Giới thiệu
Dòng điện xoay chiều trở thành tiêu chuẩn
Các nguồn hình sin
Đáp tuyến trạng thái ổn định của một mạch RI dành cho một hàm cưỡng bức hình sin
Hàm cưỡng bức theo số mũ phức
Khái niệm về bộ định pha
Các mối quan hệ của bộ định pha đối với các thành phần R, L và C
Trở kháng và độ dẫn nạp
Định luật của Kirchoff sử dụng các bộ định pha
Phép phân tích điện áp nút và dòng điện mạng bằng cách sử dụng các bộ định pha
Nguyên lý chồng chất, các mạch tương đương Thevenin và Norton, và các biến đổi nguồn
Các sơ đồ định pha
Các mạch định pha và bộ khuếch đại phép toán
Sử dụng MATLAB cho việc phân tích các mạch ở trạng thái ổn định với các đầu vào hình sin
Các ví dụ kiểm chứng
Tóm tắt
Bài tập
Chương III: Công suất ở trạng thái ổn định của dòng điện xoay chiều
Giới thiệu
Điện năng
Công suất tức thời và công suất trung bình
Giá trị hiệu dụng của một dạng sóng tuần hoàn
Công suất phức tạp
Chương IV: Các mạch điện ba pha
Giới thiệu
Tesla và các mạch nhiều pha
Các điện áp ba pha
Nối sao đấu sao (Y đấu Y)
Nguồn và tải được nối theo kiểu hình tam giác
Mạch Y đấu với D
Các mạch điện ba pha cân bằng
Công suất tức thời và công suất trung bình trong một tải ba pha cân bằng
Phép đo công suất bằng hai công suất kế
Ví dụ kiểm
Giải pháp cho bài toán thách thức
Tóm lược
Bài tập.

Download file: Tại đây.

Kỹ thuật đo lường - Ts.Nguyễn Hữu Công

1
Quyển sách này nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về thiết bị và phương pháp đo lường các đại lượng điện. Nội dung giáo trình phục vụ cho sinh viên các ngành Điện - Điện tử - Máy tính của các trường đại học. Đồng thời cũng giúp ích cho sinh viên các chuyên ngành khác và các cán bộ kỹ thuật có quan tâm đến lĩnh vực đo điện. Khi viết giáo trình này chúng tôi có tham khảo kinh nghiệm của các nhà giáo đã giảng dạy nhiều năm ở các trường đại học, đồng thời đã cập nhật những nội dung mới, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vừa đảm bảo tính sát thực của các thiết bị đo cũng như phương pháp đo mà các cán bộ kỹ thuật đang vận hành trong thực tế.
Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình sẽ không tránh khỏi những khiêm khuyết. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo trình này được hoàn thiện. Sau hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp đáng kể của Thạc sỹ Nguyễn Văn Chí, cảm ơn Khoa Điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành quyển sách này.

Nội dung gồm 6 chương:
Chương 1 Khái niệm chung về đo lường
Chương 2 Các cơ cấu chỉ thị
Chương 3 Đo dòng điện và điện áp
Chương 4 Đo công suất và năng lượng
Chương 5 Đo góc pha và tần số
Chương 6 Đo các thông số của mạch điện
Phụ lục 1 Hệ đơn vị đo lường hợp pháp
Phụ lục 2 Ký hiệu quy ước dụng cụ đo lường điện và các bộ phận bổ sung
Phụ lục 3 Hệ phân bố Student theo giá trị xác suất 

Download file: Tại đây. 

Giáo trình kỹ thuật điện - Pgs.Ts.Đặng Văn Đào

0

Việc tổ chức biên soạn và xuất bản một số giáo trình phục vụ cho đào tạo các chuyên ngành Điện-Điện tử, cơ khí - động lực ở các trường THCN - DN là một số cố gắng lớn của Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề và Nhà xuất bản Giáo dục nhằm từng bước thống nhất nội dung dạy và học ở các trường THCN trên toàn quốc. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề cương của giáo trình đã được Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề tham khảo ý kiến của một số trường như: Trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội, trường TH Việt-Hưng, Trường TH công nghiệp II. trường công nghiệp III,... và đã nhận được nhiều ý kiến thiết thực, giúp cho tác giả biên soạn phù hợp hơn. Giáo trình do các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, THCN biên soạn. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp avf không trái với quy định của chương trình khung đào tạo THCN.
Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề đề nghị các trường sử dụng những giáo trình xuất bản lần này để bổ sung cho nguồn giáo trình đang rất thiếu hiện nay, nhằm phục vụ cho việc dạy và học của các trường đạt chất lượng cao hơn. Giáo trình này cũng rất bổ ích đối với đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật để nâng cao kiến thức và tay nghề cho mình. 

Download file: Tại đây.

Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện - Ts.Phan Đăng Khải

1
Cuốn "Giáo Trình Kỹ Thuật Lắp Đặt Điện" được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở các trường Đại học và Cao đẳng, THCN của các Giáo sư. Nội dung của giáo trình được xây dựng trên cơ sở thừa kế những nội dung được giảng dạy trong các trường, kết hợp những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sách được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và biên soạn theo quan điểm mở - tức là đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo.

Nội dung gồm 5 chương:
Chương 1: Kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật lắp đặt điện
Chương 2: Thực hành lắp đặt đường dây trên không
Chương 3: Thực hành lắp đặt đường dây cáp
Chương 4: Lắp đặt mạng điện công nghiệp
Chương 5: Lắp đặt mạng lưới điện dân dụng và chiếu sáng

Download file: Tại đây.

Giáo trình Vật liệu linh kiện điện tử - Ths.Phạm Thanh Bình

2

Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh hệ kỹ thuật viên chuyên ngành điện tử, tin học và viễn thông trong nhà trường, Khoa công nghệ thông tin của trường TH điện tử - điện lạnh Hà Nội đã tiến hành biên soạn giáo trình môn học Vật liệu linh kiện điện tử. Giáo trình giới thiệu một số nội dung cơ bản về lý thuyết vật liệu, linh kiện và dụng cụ bán dẫn thông dụng sử dụng trong cá thiết bị điện tử nhằm giúp học sinh nắm được công dụng, tính năng kỹ thuật, nguyên tắc làm việc để làm cơ sở hiểu biết áp dụng trong quá trình tiếp thu các môn lý thuyết và thực hành chuyên ngành.

 Giáo trình được chia làm 4 chương:
 Chương 1 Khái quát chung
Chương 2 Chất bán dẫn và dụng cụ bán dẫn
Chương 3 Điện lạnh
Chương 4 Dụng cụ điện tử chân không 
 
Giáo trình vật liệu linh kiện điện tử có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giảng dạy và học tập trong các lớp đào tạo nhân viên kỹ thuật chuyên ngành điện tử, tin học và viễn thông. 

Download file: Tại đây.

Giáo trình đo lường điện tử - Vũ Xuân Giáp

0
Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh hệ kỹ thuật viên chuyên ngành điện tử, tin học và viễn thông trong nhà trường, Khoa học công nghệ thông tin của Trường TH điện tử-điện lạnh Hà Nội đã biên soạn Giáo trình đo lương địên tử. Giáo trình đo lường địên tử giới thiệu một số nội dung cơ bản về đo lường tín hiệu điện giúp học sinh nắm được công dụng, tính năng kỹ thuật và cách sử dụng những dụng cụ, thiết bị đo cơ bản về đo lường để học sinh có thể áp dụng trong quá trình học thực hành sửa chữa hệ thống máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác trong thực tế.
 Giáo trình được chia làm 2 chương:  
Chương 1 Khái niệm chung về kỹ thuật đo lường điện tử
Chương 2 Một số thiết bị đo thông dụng
Giáo trình đo lường điện tử có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giảng dạy và học tập trong các đào tạo lớp nhân viên kỹ thuật chuyên ngành điện tử, tin học và viễn thông. Trong quá trình biên soạn giáo trình có thể còn nhiều thiếu sót. KHoa CNTT trường TH điện tử - điện lạnh rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các độc giả để giáo trình môn học Đo lường điện tử được bổ sung sửa chữa hoàn thiện hơn nhằm phục vụ có ích cho việc giảng dạy và học tập đạt hiệu quả tốt. 

Download file: Tại đây.

Ghép kênh số - Ths.Đỗ Văn Việt Em

0
Tài liệu cơ sở ngành hay giành cho sinh viên Công nghệ thông tin.

Nội dung: 
Chương 1 : Số hóa tín hiệu
Chương 2 : Mã đường truyền (Line Coding)
Chương 3 : Ghép kênh PCM-N
Chương 4 : Ghép kênh cận đồng bộ PDH
Chương 5 : Cấu trúc khung PDH cấp cao
Chương 6 : Ghép kênh đồng bộ SDH

Download file: Tại đây.

Giáo trình máy tiện và gia công trên máy tiện - Ts.Nguyễn Viết Tiếp

2
Nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc học hiện nay là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến những người được đào tạo, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng đào tạo là cung cấp cho những người dạy và người học những giáo trình chuyên môn theo từng ngành, từng lĩnh vực cần đào tạo. Giáo trình “Máy tiện và gia công trên máy tiện” được biên soạn với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi cũng đã kế thừa những kiến thức ở trong và ngoài nước và cập nhật nhiều kiến thức về công nghệ gia công trên máy tiện CNC nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới công nghệ ngày càng hiện đại. Nội dung của giáo trình bao gồm:
- Khái niệm cơ bản về gia công bằng tiện
- Các cơ cấu chuyển động của máy tiện;
- Phân loại máy tiện;
- Cấu tạo của máy tiện và các trang thiết bị công nghệ;
- Một số loại máy tiện thông dụng;
- Gia công trên máy tiện;
- Máy tiện điều khiển trên chương trình số CNC.
- Biện pháp nâng cao năng suất lao động khi gia công trên máy tiện;
- Nguyên lí vận hành máy tiện;
- Kĩ thuật an toàn khi làm việc trên máy tiện.

Các nội dung trên được viết theo quan điểm mở và tùy theo đặc điểm đào tạo của từng trường mà có thẻ khai thác sâu ở chương trình này và quan tâm từng phần ở chương khác. Nội dung của giáo trình có thể phục vụ cho việc đào tạo hệ Trung học chuyên nghiệp; hệ Công nhân kĩ thuật cơ khí; hệ Cao đẳng kĩ thuật cũng như làm tài liệu tham khảo cho hệ đại học cơ khí chế tạo đối với môn học công nghệ chế tọa máy và phục vụ sản xuất. Mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng để tránh sai sót trong lúc biên soạn, nhưng chắc chắn vẫn còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau được tốt hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về; Công ty cổ phần Sách Đại học – Dạy nghề - 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.

Download file: Tại đây.

Vật Liệu Vô Cơ (Phần lý thuyết cơ sở) - Gs.Phan Văn Tường

0
Vật liệu Vô cơ có một nội dung khá rộng, khó lòng trình bày hết trong một cuốn giáo trình. Khác với cuốn giáo trình được đánh máy và phôtô nhân bản cho sinh viên năm 1998, lần này chúng tôi chia thành 3 phần là:
• Phần lý thuyết cơ sở
• Phần kỹ thuật tổng hợp
• Phần giới thiệu từng loại vật liệu
Ba phần đó tuy nội dung khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau. Cuốn giáo trình này chỉ trình bày phần lý thuyết cơ sở nhằm vào đối tượng chính là sinh viên và học viên cao học đi về lĩnh vực vật liệu vô cơ nói riêng và hoá học chất rắn nói chung. Để học viên có thể tự kiểm tra kiến thức của mình, chúng tôi có đưa ra một số câu hỏi và bài tập sau mỗi chương. Xin chân thành cảm ơn Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, khoa Hoá học và bộ môn Vô cơ đã giúp đỡ chúng tôi có điều kiện xuất bản cuốn giáo trình này. Cảm ơn Thạc sĩ Vũ Hùng Sinh đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc hoàn thiện chế bản bản
thảo.
Chương 1 CẤU TRÚC TINH THỂ
1.1 Các phương pháp mô tả cấu trúc tinh thể
1.2 Cấu trúc tinh thể của các oxit và một số hợp chất quan trọng
1.3 Những nét đặc biệt của tinh thể công hoá trị và tinh thể kim loại
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểu cấu trúc tinh thể
Chương 2 TINH THỂ THỰC - CÁC KIỂU KHUYẾT TẬT - DUNG DỊCH RẮN
2.1 Các kiểu khuyết tật
2.2 Dung dịch rắn
Chương 3 GIẢI THÍCH GIẢN ĐỒ PHA
3.1 Mở đầu
3.2 Hệ một cấu tử (hệ bậc 1)
3.3 bậc hai (K = 2)
3.4 Hệ bậc ba (K = 3)
3.5 Hệ tương tác bậc ba
Chương 4 MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÍ QUAN TRỌNG CỦA VẬT LIỆU VÔ CƠ
4.1 Nhóm tính chất điện
4.2 Nhóm tính chất từ
4.3 Các tính chất quang, vật liệu phát quang và laze
Download file: Tại đây.

Hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển KTXH - Bùi Cách Tuyến

0


Cùng với sự phát triển của đất nước trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - tiền thân là trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc - tới nay đã trải qua 50 năm xây dựng và phát triển.Đặc biệt trongn hững năm gần đây trường đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ bới những sự thay đỗi lớn lao, trong những bước phát triển đó hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong những năm gần đây đã không ngừng phát triển. Với đặc thù lá 1 trường ĐH Nông Lâm nghiệp nên các đề tài nghiên cứu KH hầu hết xuất phát từ nhu cầu thực tế.Do đó,khi nghiên cứu thành công các đề tài đều có giá trị thực tiễn cao và nhanh chóng chuyển giao cho các địa phương,các cơ sở sản xuất. Chỉ từ năm 2000 đến nay, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của bộ giảng dạy và sinh viên được ứng dụng có hiệu quả và đã được Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố tặng bằng khen. Tổng số giải thưởng nghiên cứu khoa học đã nhận là 70 giải (trong đó 45 đề tài của sinh viên).
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường nhà nước đã tổ chức Hội nghị khoa học " Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyễn giao công nghệ phục vụ kinh tế xã hội của trường ĐHNL TPHCM từ 1975-2005". Và cũng nhân dịp này nhà trường đã cho biên soạn và in cuốn sách " Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế xã hội của trường ĐHNL TPHCM .Nửa thế kỷ xây dựng và phát triển.
Cuốn sách giới thiệu những kết quả đạt được và những định hướng phát triển của các đơn vị trong toàn trường,bên cạnh còn có những công trình nghiên cứu thành công. Những nhận định đánh giá và những kinh nghiệm trong công tác chuyển giao công nghệ trong những năm qua. Cuốn sách còn đề cập tới các tác giả cùng các công trình nổi bật sau bao năm miệt mài nghiên cứu và những thành quả đạt được từ các giải thưởng CIFOTEC, giải sáng tạo KHKT. Đặc biệt cuốn sách còn liệt kê toàn bộ các công trình đã được in trên Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp của trường.
Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho cơ sở đào tạo nghiên cứu chuyên ngành liên quan 36 chuyên ngành hiện đang đào tạo của trường ĐHNL TPHCM. Còn là tài liệu tham khảo của các nhà khoa học và cả những người quan tâm có thể tìm được những thông tin bổ ích và là cầu nối cho sự liên kết trong công tác nghiên cứu khoa học. Ban Gi ám hiệu trường ĐHNL TPHCM xin chân thành cám ơn Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ,Vụ Khoa học Công nghệ đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức hội nghị khoa học cũng như buên soạn cuốn sách này.Cám ơn tới các đồng chí thủ trưởng các đơn vị trong trường, đặc biệt là quý thầy cô giáo đã nhiệt tình viết bài và cung cấp thông tin để cuốn sách được ra đời.
Download file: Tại đây.

Giáo trình Kỹ Thuật Hoá Vô Cơ - Ths.Lê Ngọc Trung

0
Tài liệu hay gianh cho sinh viên theo học ngành Công nghệ hóa học.

Nội dung tài liệu gồm:
Chương I. Những định luật cơ bản của công nghệ hoá học
Chương II. Nguyên liệu, nước và năng lượng trong công nghệ hoá học
Chương III. Công nghệ tổng hợp amoniac
Chương IV. Công nghệ sản xuất axit sunfuaric
Chương V. Công nghệ sản xuất axit nitric
Chương VI. Công nghệ sản xuất phân khoáng
Chương VII. Công nghệ sản xuất xút - clor & axit clohydric
Chương VIII. Công nghệ sản xuất accu chì axit



Download file: Tại đây.

Sổ Tay Dung Sai Lắp Ghép - Ninh Đức Tốn

1

Cuốn sách Sổ Tay Dung Sai Lắp Ghép giới thiệu một cách có hệ thống và đầy đủ các thông số kích thước cơ bản dung sai kích thước, hình dạng, nhám bề mặt; hệ thống các lắp ghép của các mối ghép thông dụng như: Trụ trơn, ổ lăn, then hoa, ren bánh răng... theo TCVN.
Với tài liệu này, các cán bộ kỹ thuật dễ dàng xác định các thông số kích thước cơ bản của chi tiết và độ chính xác của chúng khi thiết kế cũng như hướng dẫn công nghệ cho công nhân gia công và lắp đặt các chi tiết. Đối với những công nhân có tay nghề bậc cao cũng có thể tra cứu các thông số kích thước cơ bản và dung sai kích thước chi tiết để tạo profin lưỡi cắt và điều chỉnh dao khi gia công. Đồng thời công nhân cũng có thể tra cứu để hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ chi tiết cần chế tạo.

Các nội dung của sách:
Chương 1: Dung sai lắp ghép bề mặt trơn
Chương 2: Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt
Chương 3: Dung sai lắp ghép ổ lăn
Chương 4: Dung sai lắp ghép then và then hoa
Chương 5: Dung sai kích thước góc và lắp ghép côn trơn
Chương 6: Dung sai lắp ghép ren
Chương 7: Dung sai truyền động bánh răng
Chương 8: Dung sai lắp ghép của các chi tiết bằng vật liệu dẻo
Download file: Tại đây.
 

Tổng số lượt xem trang

Free Backlink Exchange For Seo Free Backlink Exchange For Seo Vietnam Backlinks Free Auto Backlink Exchange Service Travel Backlinks