Tổng Quan Về Viễn Thông - Ths.Nguyễn Văn Đát

0
Trong những năm qua, hạ tầng viễn thông đã phát triển nhanh về cả công nghệ và chất lượng cung cấp dịch vụ. Viễn thông đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài với nhiều bước ngoặt trong phát triển công nghệ và phát triển mạng lưới. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, hiện nay có rất nhiều nhà khai thác viễn thông khác nhau với sự đa dạng của công nghệ và cấu hình mạng cũng như các dịch vụ cung cấp.
Để có được cái nhìn tổng quan về viễn thông nói chung, nắm bắt những kiến thức cơ bản về viễn thông và cũng nằm trong chương trình đào tạo của hệ Đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cuốn tài liệu “Tổng quan về viễn thông” được các giảng viên Bộ môn Mạng Viễn thông, Khoa Viễn thông I biên soạn. Tài liệu gồm 6 chương, trình bày những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của viễn thông, các dịch vụ viễn thông, các kỹ thuật cơ bản về truyền dẫn và chuyển mạch trong viễn thông cùng vấn đề báo hiệu và đồng bộ mạng.
Chương 1- Giới thiệu chung: chương này cung cấp cho học viên cách nhìn tổng quan về mạng viễn thông; quá trình phát triển của viễn thông trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai cũng như các khái niệm cơ bản trong viễn thông được đề cập giúp người đọc bước đầu hiểu về viễn thông nói chung và cơ sở để tiếp cận với hệ thống viễn thông phức tạp.
Chương 2- Dịch vụ viễn thông: chương này đề cập đến các vấn đề liên quan đến dịch vụ viễn thông như khái niệm, cách thức phân loại dịch vụ viễn thông, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng, đồng thời giới thiệu về các loại hình dịch vụ viễn thông cơ bản và các dịch vụ mới trên thế giới và ở Việt Nam, nhu cầu và xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông.
Chương 3- Các mạng viễn thông: chương này giới thiệu sự hình thành và phát triển của các mạng viễn thông: các mạng mạng điện thoại, các loại mạng và công nghệ mạng truyền số liệu, mạng máy tính, Internet. Chương này còn giới thiệu những khái niệm căn bản về các phần tử tạo nên mạng viễn thông, về quan điểm phân tầng giao thức và các phương thức chuyển giao thông tin qua các mạng cơ bản.
Chương 4- Các vấn đề truyền dẫn và ghép kênh. Chương 4 trình bày các nội dung liên quan đến truyền dẫn; khái niệm về ghép kênh và các kỹ thuật ghép kênh được sử dụng trong mạng viễn thông.
Chương 5- Các vấn đề về chuyển mạch và định tuyến. Chương này trình bày các khái niệm về chuyển mạch kênh, kỹ thuật chuyển mạch thời gian và không gian, sự kết hợp các kỹ thuật đó trong các hệ thống chuyển mạch; Kỹ thuật chuyển mạch gói, những khái niệm về định tuyến và sự phân loại chúng cũng được đề cập.
Chương 6- Báo hiệu và đồng bộ trong mạng viễn thông: Chương này đưa ra các khái niệm và các kỹ thuật cơ bản về báo hiệu; vai trò và các giải pháp đồng bộ mạng và đồng bộ trong mạng viễn thông Việt Nam (của VNPT).
Ở phần đầu mỗi chương đều có phần giới thiệu về nội dung của chương và chỉ rõ những kiến thức cơ bản học viên cần nắm bắt sau khi học xong chương này. Ngoài ra, để giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, cuối mỗi chương đều có các câu hỏi ôn tập. Các câu hỏi được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm, giúp học viên có thể tự đánh giá nhờ phần hướng dẫn trả lời ở cuối tài liệu. Đây là tài liệu cung cấp cho các học viên hệ đào tạo Đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng cũng như những người đọc muốn tìm hiểu, tiếp cận về viễn thông, một trong những lĩnh vực công nghệ hiện đại và rất phức tạp. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi luôn cố gắng đưa ra những giải thích, ví dụ đơn giản dễ hiểu, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các học viên, bạn đọc thông cảm và cho những góp ý. Những ý kiến đóng góp xin gửi về : Bộ môn Mạng viễn thông- Khoa Viễn thông 1- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông ĐT: 84-34-515484, bomonmangVT1@yahoo.com
Download file: Tại đây

Kỹ Thuật Điện - Ts.Lưu Thế Vinh

2
Chương 1 - Những khái niệm cơ bản về mạch điện
1-Mạch điện và các phần tử mạch
2-Mô hình mạch điện
3-Phân loại và các chế độ làm việc của mạch điện
Chương 2 - Dòng điện xoay chiều hình sin
1-Các đại lượng đặc trưng của dòng điện hình sin
2-Trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều hình sin
3-Biểu diễn dòng điện xoay chiều hình sin
Chương 3 - Các phương pháp phân tích và giải mạch điện
1-Các phép biến đổi tương đương
2-Phương pháp dòng điện nhánh
3-Phương pháp dòng điện vòng
Chương 4 - Mạch điện 3 pha
1-Hệ thống điện 3 pha
2-Phương pháp nối hình sao
3-Phương pháp nối hình tam giác
Chương 5 - Khái niệm chung về máy điện
1-Định nghĩa và phân loại
2-Các định luật điện từ cơ bản dùng trong máy điện
3-Nguyên lý và tính thuận nghịch của máy điện
Chương 6 - Máy biến áp
1-Nguyên lý cấu tạo của máy biến áp
2-Nguyên lý hoạt động
3-Mô hình toán học của máy biến áp
Chương 7 - Máy điện không đồng bộ
1-Khái niệm chung
2-Cấu tạo của máy điện không đồng bộ
3-Dây quấn của máy điện không đồng bộ
4-Từ trường của máy điện không đồng bộ
5-Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ
Chương 8 - Máy điện đồng bộ
1-Các khái niệm chung
2-Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
3-Phản ứng phần ứng của máy phát điện đồng bộ
Chương 9 - Máy điện một chiều
1-Cấu tạo và nguyên lý máy điện một chiều
2-Từ trường và sức điện động của máy điện một chiều
3-Mômen quay và công suất của máy điện một chiều
Download file: Tại đây.

Xử Lý Tín Hiệu và Lọc Số - Pgs.Ts.Nguyễn Quốc Trung

2
 Xử Lý Tín Hiệu và Lọc Số Tập 1 - Pgs.Ts.Nguyễn Quốc Trung 

Lời nói đầu
Chương 1. Tín hiệu và hệ thống rời rạc
- Nhập môn
- Tín hiệu rời rạc
- Các hệ thống tuyến tính bất biến
- Các phương trình sai phân tuyến tính hệ số hằng
- Tương quan của các tín hiệu
Chương 2. Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trong miền Z
- Mở đầu
- Biến đổi Z
- Biến đổi Z ngược
- Tính chất của các biến đổi Z
- Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền Z
Chương 3. Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trong miền tần số liên tục
- Mở đầu
- Biến đổi Fourier của các tín hiệu rời rạc
- So sánh biến đổi Fourier với biến đổi Z
- Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền tần số liên tục
- Lấy mẫu tín hiệu
Chương 4. Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền tần số rời rạc
- Mở đầu
- Biến đổi Fourier rời rạc đối với các tín hiệu tuần hoàn có chu kỳ N
- Biển đổi Fourier rời rạc đối với các dãy không tuần hoàn có chiều dài hữu hạn
Chương 5. Tổng hợp các bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn
- Mở đầu
- Tổng quan
- Các đặc trưng của bộ lọc FIR pha tuyến tính
- Đáp ứng tần số của các bộ lọc FIR pha tuyến tính
- Vị trí điểm không của bộ lọc số FIR pha tuyến tính
- Các phương pháp tổng hợp bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn
- Phương pháp cửa sổ
- Phương pháp lấy mẫu tần số
- Phương pháp lặp
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Download file: Tại đây. 

Xử Lý Tín Hiệu và Lọc Số Tập 2 - Pgs.Ts.Nguyễn Quốc Trung

Lời nói đầu
Chương 6. Tổng hợp các bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài vô hạn
- Mở đầu
- Các tính chất tổng quát của bộ lọc
- Các phương pháp tổng hợp bộ lọc số IIR từ bộ lọc tương tự
- Tổng hợp các bộ lọc tương tự
- Biến đổi tần số
Chương 7. Cấu trúc và độ nhạy của các bộ lọc số
- Mở đầu
- Cấu trúc của bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn
- Cấu trúc của bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài vô hạn
- Độ nhạy
Chương 8. Biểu diễn hệ thống rời rạc trong không gian trạng thái
- Mở đầu
- Phương trình trạng thái
- Phân tích hệ thống trong miền n
- Trị riêng và vector riêng của ma trận
- Chọn vector trạng thái và ma trận chọn T
- Biến đổi Z của phương trình trạng thái và độ ổn định
Chương 9. Lọc số nhiều nhịp
- Mở đầu
- Thay đổi nhịp lấy mẫu
- Bộ lọc biến đổi nhịp lấy mẫu
- Phân hoạch nhiều pha
- Cấu trúc nhiều pha của bộ lọc biến đổi nhịp lấy mẫu
- Một vài ứng dụng của hệ thống lọc số nhiều nhịp
Chương 10. Biến đổi Fourier nhanh
- Mở đầu
- Bản chất của biến đổi Fourier rời rạc
- Biến đổi Fourier nhanh phân thời gian
- Biến đổi Fourier nhanh phân tần số
Chương 11. Biến đổi Hilbert và hệ thống pha tối thiểu
- Biến đổi Hilbert
- Hệ thống pha cực tiểu
- Biến đổi Hilbert đối với dãy phức
Phụ lục Tài liệu tham khảo
Download file: Tại đây.

Lý Thuyết Tín Hiệu - Ths.Lê Xuân Kỳ

0
Nội dung:
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản.
- Tín hiệu.
- Phân loại tín hiệu.
- Biểu diễn giải tích tín hiệu.
Chương 2: Tín hiệu xác định.
- Các thông số đặc trưng.
- Ví dụ về tín hiệu xác định.
- Tín hiệu xác định phức.
- Phân tích tín hiệu ra các thành phần.
- Phân tích tương quan.
- Phân tích phổ.
Chương 3: Phân tích tín hiệu trong miền tần số.
- Biến đổi Fourier
- Phổ của một số tín hiệu thông dụng
- Mật độ phổ
Chương 4: Truyền tín hiệu qua mạch tuyến tính.
- Hệ thống tuyến tính bất biến LTI
- Quan hệ giữa các đặc trưng tín hiệu ngõ vào-ngõ ra
Chương 5: Tín hiệu điều chế.
- Cơ bản về điều chế tín hiệu
- Điều chế tương tự
- Điều chế xung
Download file: Tại đây.

Giáo Trình Lý Thuyết Mạch - Ths.Nguyễn Quốc Dinh

1
Lý thuyết mạch là một trong số các môn cơ sở của kỹ thuật điện tử, viễn thông, tự động hoá, nhằm cung cấp cho sinh viên khả năng nghiên cứu các mạch tương tự, đồng thời nó là cơ sở lý thuyết để phân tích các mạch số. Với ý nghĩa là một môn học nghiên cứu các hệ thống tạo và biến đổi tín hiệu, nội dung cơ sở lý thuyết mạch (basic circuits theory) chủ yếu đi sâu vào các phương pháp biểu diễn, phân tích, tính toán và tổng hợp các hệ thống điện tạo và biến đổi tín hiệu dựa trên mô hình các các thông số & các phần tử hợp thành điển hình. Tập bài giảng này chủ yếu đề cập tới lý thuyết các phương pháp biểu diễn và phân tích mạch kinh điển, dựa trên các loại phần tử mạch tương tự, tuyến tính có thông số tập trung, cụ thể là:
- Các phần tử & mạng hai cực: Hai cực thụ động, có hoặc không có quán tính như phần tử thuần trở, thuần dung, thuần cảm và các mạch cộng hưởng; hai cực tích cực như các nguồn điện áp & nguồn dòng điện lý tưởng.
-Các phần tử & mạng bốn cực: Bốn cực tương hỗ thụ động chứa RLC hoặc biến áp lý tưởng; bốn cực tích cực như các nguồn phụ thuộc (nguồn có điều khiển), transistor, mạch khuếch đại thuật toán...
Công cụ nghiên cứu lý thuyết mạch là những công cụ toán học như phương trình vi phân, phương trình ma trận, phép biến đổi Laplace, biến đổi Fourier... Các công cụ, khái niệm & định luật vật lý.
Mỗi chương của tập bài giảng này gồm bốn phần: Phần giới thiệu nêu các vấn đề chủ yếu của chương, phần nội dung đề cập một cách chi tiết các vấn đề đó cùng với các thí dụ minh họa, phần tổng hợp nội dung hệ thống hóa những điểm chủ yếu, và phần cuối cùng đưa ra các câu hỏi và bài tập rèn luyện kỹ năng.
Chương I: đề cập đến các khái niệm, các thông số cơ bản của lý thuyết mạch, đồng thời giúp sinh viên có một cách nhìn tổng quan những vấn đề mà môn học này quan tâm.
Chương II: nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông số trạng thái của mạch điện, các định luật và các phương pháp cơ bản phân tích mạch điện.
Chương III: đi sâu vào nghiên cứu phương pháp phân tích các quá trình quá độ trong mạch.
Chương IV: trình bày các cách biểu diễn hàm mạch và phương pháp vẽ đặc tuyến tần số của hàm mạch.
Chương V: đề cập tới lý thuyết mạng bốn cực và ứng dụng trong nghiên cứu một số hệ thống.
Cuối cùng là một số phụ lục, các thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham khảo cho công việc biên soạn.
Download file: Tại đây.
 

Tổng số lượt xem trang

Free Backlink Exchange For Seo Free Backlink Exchange For Seo Vietnam Backlinks Free Auto Backlink Exchange Service Travel Backlinks